Hiện nay ô mai, trái cây sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện khá nhiều ở nước ta. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên cẩn thận trước khi mua hàng nhất là dịp giáp tết.
Hoa quả sấy được bày bán ở các chợ không nhãn mác, bao bì
Hoa quá sấy khô vào vụ
Thời điểm áp Tết là dịp các loại ô mai, trái cây sấy khô được nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tung ra thị trường phục vụ nhu cầu ăn chơi Tết của người dân.
Theo khảo sát của PV ở một số chợ Hà Nội, tại chợ Đồng Xuân – một đầu mối chuyên cung cấp hàng hoá bán buôn cho các tỉnh phía Bắc – vào bất cứ sạp đồ khô nào đều thấy các loại hoa quả sấy khô được bày bán tràn lan. Các mặt hàng phổ biến như mơ, xí muội, nho, táo, hạt sen, long nhãn, nho khô, táo sấy
Giá cả mặt hàng hoa quả sấy khô nhìn chung thời điểm này chưa tăng nhiều so với gia năm ngoái. Tại chợ Đồng Xuân, nho khô sấy từ 100.000 – 150.000 đồng/kg, xí muội 120.000 đồng/kg, long nhãn sấy 150.000 đồng/kg, nhãn sấy 100.000 đồng/kg…
Dọc các trung tâm chuyên bán bánh kẹo, hoa quả đã chế biến của Hà Nội như Hàng Buồm, Hàng Đường, Hàng Giấy… cũng la liệt các sản phẩm trái cây sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc mà không có nhãn mác rõ ràng.
Theo một chủ cửa hàng tại chợ Đồng Xuân phân tích thì phần lớn trái cây sấy khô là từ Trung Quốc vì hàng Trung Quốc đắt khách do giá thành rẻ, nhiều chủng loại, màu sắc bắt mắt, vị vừa phải nên nhiều người thích dùng.
Tuy nhiên, trước thông tin Malaysia cấm 16 loại trái cây sấy khô nhập từ Trung Quốc và một số nước châu Á do có dư lượng chì vượt mức cho phép. Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn các sản phẩm hoa quả sấy khô có nồng độ chì cao có thể gây tổn thương gan, thận, não, dẫn tới tử vong.
Hoa quả sấy nhiễm chì gây hại cho sức khoẻ
Ngày 18/9/2013, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội bất ngờ kiểm tra kho H9, khu vực Cảng Hà Nội, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã thu giữ hơn 3,5 tạ nho khô nhập từ Trung Quốc. Hôm 30/12 vừa qua, hơn 2 tấn nho sấy lại tiếp tục tuồn vào nước ta và bị thu giữ.
Liên tiếp các đợt truy quét, kiếm tra đã phát hiện ra nhiều hoa quả sấy lậu được nhập vào nước ta. Vì thế, người tiêu dùng đừng vì ham rẻ mà mua mặt hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Hầu hết mặt hàng ô mai, hoa quả sấy tại các chợ đều không được chú trọng bảo quản mà bày bán trên các chậu, thau, các túi ni lông. Tuy nhiên, nếu người dùng để ý kĩ, hầu hết túi ni lông, thau, chậu đều cáu bẩn nhiều ruồi muỗi.
Tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, các mặt hàng này cũng chỉ được đóng gọi mà không có tem, nhãn mác, nhà sản xuất cụ thể.
Theo các chuyên gia cho biết, nếu lượng chì tồn tại trong cơ thể quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh… Tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Nhiễm vào xương gây ngộ độc xương làm xương không phát triển vì không có khả năng tổng hợp các chất canxi trong máu.
Với nồng độ 8mg, chì sẽ ảnh hưởng đến não, gây tổn thương các tiểu động mạch và mao mạch làm phù não, tăng huyết áp và thoái hóa hệ thần kinh. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn gây di chứng mù lòa về thị giác. Với nồng độ thấp hơn gây triệu chứng vận động thái quá, thiếu tập trung, giảm chỉ số IQ…
Trường hợp mạn tính, có thể gây chậm trí, grain gây gổ, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt mắt, mất tiếng nói, sau đó co giật từng thậm chí dẫn đến tử vong.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tuyệt đối không nên ăn các sản phẩm có hàm lượng chì vượt quá ngưỡng quy định. Người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm nghiệm và có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.