Vì sao qυả dưa hấυ пgoп пgọt пhưпg пhiềυ пgười khôпg đặt lêп bàп thờ để thắp hươпg

Nếu bạn chưa từng nghe đến quan điểm này thì có lẽ bạn là người không tìm hiểu nhiều về phong thủy. Thực tế, nhiều người am hiểu về phong thủy nói rằng, dù quả dưa hấu ngon ngọt, có vẻ ngoài đẹp thế nào, bổ dưỡng ra sao nhưng cũng không nên đặt lên bàn thờ để thắp hương. Lý do vì sao lại như vậy.

Thông tin này mình thấy đăng tải trên báo rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

hình ảnh

Lý do nhiều người không đặt dưa hấu lên bàn thờ để thắp hương

Dưa hấu là một trong những loại quả nhiều người kiêng kỵ không dùng đặt lên bàn thờ để thắp hương. Nguyên nhân là do dưa hấu nằm bò lan trên mặt đất từ khi thành cây đến khi thu hoạch.

Khi bán dưa hấu, người ta cũng thường “đánh đống”, đổ đống dưa hấu trên vỉa hè, trên tấm bạt trải ở ngoài chợ. Vì thế, nó có thể hấp thụ nhiều tà khí, xú uế từ con người và môi trường, đặc biệt là từ phân bón và đất.

Trong khi đó, bàn thờ là nơi linh thiêng trong nhà nên cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, thanh khiết, không làm nhiễu loạn trường khí nơi thờ cúng. Vì thế, nhiều người không chọn dưa hấu để thắp hương, thay vào đó sẽ chọn những quả phát triển ở trên cành cao vì chúng sẽ thanh sạch hơn so với những quả nằm ở mặt đất.

hình ảnh

Tuy nhiên, cần phải nói rằng quan điểm này cũng mang tính cá nhân tùy thuộc vào cách nhìn nhận của từng người. Bởi vì, nhiều người lại cho rằng chữ “dưa” trong dưa hấu gần chữ dư, mang ý nghĩa dư giả, giàu có. Ngoài ra, dưa hấu có hình dáng tròn trịa, ruột đỏ vỏ xanh, mọng nước căng tròn, là biểu tượng cho sự viên mãn, gia đình đoàn viên.

Không nhưng thế, loại quả này còn được xem là có ý nghĩa cầu tài, cầu lộc, mang đến sự may mắn, thuận lợi. Dưa hấu chứa đựng ý chí tự lực cánh sinh, kiên cường, xanh vỏ mà đỏ lòng, đồng thời thể hiện sự tôn kính của con cháu dâng lên ông bà đã khuất.

Bạn có biết về những loại trái cây kiêng kỵ không nên đặt lên bàn thờ để thắp hương không

Loại trái cây có mùi quá nồng

Ngoài yếu tố hình thái bên ngoài, bạn còn phải để ý đến mùi hương của các loại trái cây nữa nhé. Vì khu vực thờ cúng cần chỉn chu và uy nghiêm, bạn nên chọn những loại trái cây có mùi hương nhẹ nhàng. Tránh các loại quả như sầu riêng với mít vì loại quả này có một mùi thơm đặc trưng rất nồng, gây khó chịu đối với một số người.

Những loại trái cây mọc sát đất

Đối với những loại trái cây mọc sát đất, theo quan niệm dân gian cho rằng loại trái cây này thường dễ bị nhiễu ô uế, tạp khí dưới mặt đất. Thường là những quả như: Dưa hấu, dứa, cà chua,…Việc lựa chọn những loại quả để sắp mâm trái cây cúng là không nên.

hình ảnh

Những loại trái cây có vị đắng, chua và cay

Gia chủ không nên lựa chọn những loại trái cây có vị đắng, chua, cay như các quả: Me, khổ qua, ớt, thanh trà, khế,…để chưng lên mâm hoa quả. Vì khi nghĩ đến những loại hoa qua này, người ta thường liên tưởng đến những đắng cay, chua chát trong cuộc sống. Nếu bạn không muốn gặp phải những điều kém may mắn thì nên tránh cúng những loại quả này nhé.

Trái cây giả

Khi thắp hương, cúng kiến hằng ngày tuyệt đối không nên chọn hoa quả giả vì suy nghĩ tiết kiệm mà làm ảnh hưởng đến tài lộc cho gia chủ. Vì theo quan niệm dân gian ông bà tổ tiên, những người đã khuất chỉ “ăn hương, ăn hoa” vậy nên chúng ta phải chọn hoa quả thật có mùi thơm nhé.

Những loại trái cây quá già, quá chín

Quan trọng: Một trong những điều lưu ý khi bạn chọn hoa quả để cúng, là không nên chọn những quả đã chín mềm như chuối chín mềm, đu đủ chín nẫu,… Thường những loại trái cây quá chín sẽ thu hút những loại ruồi bọ, côn trùng, gây ảnh hưởng đến không gian thờ cúng. Khiến gian thờ ô uế mất đi sự trang nghiêm vốn có.

Việc thắp hương vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng không chỉ đơn thuần là một nghi lễ tôn giáo, mà còn có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong cuộc sống của người Việt.

Việc thắp hương là một trong những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Thắp hương không chỉ là cách để tôn kính tổ tiên và các vị thần linh, mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và gắn kết con người với văn hóa và truyền thống của đất nước. Trong đó, việc thắp hương vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng được coi là một nghi lễ quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt.

Thắp hương mùng 1 và ngày rằm hàng tháng được xem là hai ngày quan trọng trong tháng âm lịch của người Việt Nam. Mùng 1 là ngày đầu tiên của tháng mới, còn ngày rằm là ngày cuối cùng của tháng. Theo quan niệm dân gian, vào những ngày này, các vị thần linh và tổ tiên sẽ về thăm thế gian và chúng ta có cơ hội để tôn kính và cầu nguyện cho họ.

Thắp hương mùng 1 và ngày rằm hàng tháng cũng được coi là hai ngày linh thiêng, khi mà bầu trời và đất đai đều được thanh tịnh và thuận lợi cho việc thắp hương. Đây cũng là khoảng thời gian để con người có thể tâm tình yên bình và suy nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.